Hệ thống tài liệu để viết bài báo khoa học như thế nào?
- Simon Dang
- 20 thg 4, 2022
- 5 phút đọc
Mài dao 3 năm trảm thủ một khắc

Đối với các nghiên cứu viên trẻ (early stage researchers) hay các bạn sinh viên đang tập làm quen với việc nghiên cứu khoa học và trình bày một bài báo khoa học trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế/khoa học xã hội như người viết thì việc hệ thống tài liệu trước khi viết bài báo khoa học là một việt cực kỳ quan trọng và quyết định tốc độ ráp bài cũng như tính hệ thống mạch lạc của một bài báo.
Đã bao giờ bạn tự hỏi làm sao một bài báo có thể có nhiều trích dẫn tường thuật (narrative citation) trong 1 câu như vậy, nghĩa là các tác giả hệ thống được một phát biểu được nhiều bài báo có liên quan cùng đồng quan điểm, hoặc trái ngược? (như hình minh hoạ)

Nguồn: Nguyen, N. P. T., & Dang, H. D. (2022). Organic food purchase decisions from a context-based behavioral reasoning approach. Appetite, 173, 105975.
Nếu mỗi lần bạn viết bạn phải mở từng bài báo hoặc tài liệu tham khảo ra để đọc lại và cảm thấy đó là một việc quá tốn thời gian và công sức. Bài viết này dành cho bạn!
Vậy để hệ thống các tài liệu tham khảo cần gì và nên lưu ý những gì?
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước (hands-on) và cách thực hiện
Bước 1: Lập dàn bài sơ bộ cho bài báo
Bạn cần tham khảo các bài báo khoa học (paper) khác để tìm ra một dàn bài (outline) phù hợp nhất đối với bài của bạn. Và đừng lo nếu bạn sẽ có sự điều chỉnh dàn bài cho phù hợp hơn trong quá trình viết bài. Chuyện đó xảy ra thường xuyên với người viết.
Một bài báo của khoa học học xã hội thông thường có cấu trúc
1. Introduction (mở bài)
2. Materials and methods / Data and method (dữ liệu và phương pháp)
3. Results (Kết quả)
4. Discussion (Thảo luận)
5. Conclusion and implications (Kết luận và ứng dụng)
6. Limitations (Hạn chế)
References (Tài liệu tham khảo)
Cấu trúc này thay đổi tuỳ theo ý đồ hành văn của từng bài mà sẽ khác nhau. Có bài sẽ kết hợp literature review (tổng quan tài liệu) vào Introduction. Có bài sẽ gộp Results vào Discussion. Cũng có bài sẽ tách Conclusions và implications ra riêng.
Tựu chung lại, trong bước này chúng ta cần xác định được dàn bài sơ bộ cho bài báo thông qua tham khảo các bài báo có liên quan mà các bạn tham khảo trong quá trình làm literature review. Và đừng quá lo lắng nếu trong quá trình làm bạn sẽ có thêm 1 vài thay đổi.
Bạn cần kẻ bảng trong file Word và chia thành 04 cột (theo quan điểm của người viết) và cũng để chuẩn bị cho bước 2. 04 cột gồm topic (chủ đề); Content (Nội dung); Note (ghi chú); References (tài liệu tham khảo)
Bảng 1: Ví dụ về lập dàn bài sơ bộ phần Introduction

Ghi chú: nội dung trong cột Topic chỉ để minh hoạ, thực tế sẽ cần chi tiết hơn 1 chút và phù hợp với ý đồ viết cũng như cách hành văn của bài.
1. Topic:
Cột này dùng để chứa các tiêu đề/đầu mục/ý chung mà nội dung tương ứng ở cột “content” chia sẻ hoặc gần với nhau.
2. Content:
Cột này chứa các nội dung có liên quan đến đầu mục “topic”
3. Note:
Đây là một cột tuỳ chọn, có thể bỏ tuỳ theo quan điểm của người làm hệ thống tài liệu. Cá nhân người viết nghĩ nó là cần thiết, đây là nơi chúng ta sẽ ghi thêm những ghi chú, hay quan điểm cá nhân của chúng ta về ý copy được trong cột content. Có thể là chúng ta đồng tình muốn mở rộng quan điểm nào đó hoặc phản bác lại, hoặc đơn giản là để highlight một ý quan trọng nào đó lên.
4: References:
Đây là chỗ chúng ta sẽ ghi nguồn của phần “content” có liên quan mà chúng ta copy nguyên văn.
Bước 2: Minh hoạ lập dàn bài chi tiết phần Results & Discussion
Để lập được dàn bài chi tiết, bạn phải nắm rõ nội dung bạn sẽ cần là gì. Những nội dung này đến từ đâu? Nó đến từ việc bạn review tài liệu và tìm cho mình các kể 1 câu chuyện, bạn sẽ dẫn dắt vào những nội dung nào, phục vụ cho ý đồ gì
Ví dụ: khi vẽ một mô hình kinh tế AàBàC hiển nhiên bài viết sẽ có ít nhất là 2 phần
1. nói về quan hệ AàB
2. nói về quan hệt BàC
Nhưng thực tế sẽ hơi khác một chút. Vì AàB có thể mang dấu dương, có thể mang dấu âm, cũng có thể không có ý nghĩa thống kê (nonsignificant). Và cũng có thể AàB ở nước phát triển thì quan hệ dương (+) nhưng ở nước đang phát triển vì 1 lý do nào đó lại là quan hệ âm (-) hoặc không có quan hệ (non-significant). Đây chính là chất liệu để bạn chia dàn bài chi tiết của mình nhỏ ra, miễn là bạn thấy nó hợp lý và phục vụ cho bài viết của mình. Và việc làm đó lặp lại cho đến hết phần nội dung.
Bảng 2: ví dụ dàn bài chi tiết minh hoạ phần một phần của Results & Discussion

Bước 3: Tải toàn bộ các bài báo có liên quan đến bài của bạn làm nội dung review chi tiết
Ở bước này các bạn sẽ đọc từng bài báo một cách chi tiết và copy toàn bộ những nội dung mà các bạn cần vào cột content của topic có liên quan như hình minh hoạ 2.
Lưu ý: trong lúc đọc có thể các bạn sẽ triển khai thêm được một ý nào đó và cấu trúc lại dàn bài theo các topic khác. Đây là một việc rất bình thường.
Sau đó các bạn sắp xếp lại các nội dung có liên quan theo các topic giống nhau để tiện lập luận và viết bài ở bước tiếp theo.
Lưu ý: ở bước này đòi hỏi các bạn phải đọc qua tất cả các bài báo và chắt lọc ra các ý có liên quan để sắp xếp các ý này vào các phần tương ứng như introduction/method/results & discussion, etc.
Hãy dành thời gian đọc thật kỹ 1 bài báo và chắt lọc mọi tinh hoa của nó vào phần review chi tiết này. Bạn sẽ không phải đọc lại nó lần 2 đâu.
Bước 4: kiểm tra trich dẫn thứ cấp (secondary citation)
Sau khi hoàn thành bước 3, bạn đã có một file nội dung đủ dày để ráp bài rồi. Tuy nhiên đừng bỏ qua kiểm tra chéo trích dẫn thứ cấp.
Trích dẫn thứ cấp là việc 1 nhà khoa học trích dẫn lại từ 1 bài khác có trích vấn đề A chứ không phải từ tận gốc bài phân tích vấn đề A. hiện tượng này khá phổ biến trong khoa học và đôi khi dẫn đến việc truyền bá một lỗi sai tai hại khi vấn đề A không hề được nói trong bài báo gốc nhưng lại bị hiểu nhầm và trích dẫn ở 1 bài báo B, và sau này các bài báo khác dựa theo B để trích vấn đề A không có thực hoặc sai.
Sau khi kiểm tra 1 số bài mà bạn nghi ngờ là bị trích thứ cấp và hiệu chỉnh lại phần review nội dung chi tiết.
Lúc này bạn đã có 1 bài báo sẵn sàng chờ bạn lắp ráp và trau chuốt nội dung rồi đó.
Và điểm mấu chốt là bạn sẽ không phải đọc lại toàn bộ các bài báo, mà chỉ cần kiểm tra lại 1 vài bài mà bạn cần thêm nội dung để bổ sung cho phần review chi tiết mà thôi.
Và…. A lê hấp bạn xong bài báo khoa học lúc nào không hay…hãy thử xem…và comment kinh nghiệm của bạn để chúng ta cùng học tập nhé.
Comments